Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Tổng quan về Thái Lan

Tổng quan về Thái Lan

Một đoàn Xe điện nổi đến Sathon, BangkokVương quốc Thái Lan (tiếng Thái: ราชอาณาจักรไทย Racha-anachakra Thai), thường gọi là Thái Lan, là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía Bắc giáp Lào và Myanma, phía Đông giáp Lào và Campuchia, phía Nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía Tây giáp Myanma và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan phía Đông Nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía Tây Nam giáp với lãnh hải Indonesia  và Ấn Độ ở biển Andaman.

Thái Lan là một quốc gia quân chủ lập hiến đứng đầu là vua Bhumibol Adulyadej lên ngôi từ năm 1946, vị nguyên thủ quốc gia tại vị lâu nhất trên thế giới và vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Thái Lan. Vua Thái Lan theo nghi thức là nguyên thủ, tổng tư lệnh quân đội và nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo của đất nước. Thủ đô Băng Cốc là thành phố lớn nhất và là trung tâm chính trị, thương mại, công nghiệp và văn hóa.


Thái Lan có diện tích 513.000 km2 (198.000 dặm vuông) lớn thứ 50 trên thế giới và dân số khoảng 64 triệu người đông thứ 21 trên thế giới. Khoảng 75% dân số là dân tộc Thái, 14% là người gốc Hoa và 3% là người Malay, phần còn lại là những nhóm dân tộc thiểu số như Môn, Khmer và các bộ tộc khác. Có khoảng 2,3 triệu người nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp ở Thái Lan. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Thái.


Phật giáo Thượng tọa bộ được coi là quốc giáo ở Thái Lan với tỉ lệ người theo đạo là 94,7%, tỉ lệ thuộc loại cao nhất thế giới. Người Hồi giáo chiếm 4,6% và các tôn giáo khác chiếm 0,7% dân số. Văn hóa và truyền thống Thái Lan chịu ảnh hưởng chủ yếu từ Trung Hoa và cùng với Myanma, Lào, Campuchia chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ ở mức độ ít hơn. Từ năm 1985 đến 1995, kinh tế Thái Lan phát triển nhanh và trở thành nước công nghiệp mới trong đó du lịch có những điểm đến nổi tiếng như Pattaya, Băng Cốc và Phuket và xuất khẩu đóng góp quan trọng vào nền kinh tế.
 
Chợ nổi Damoen SadukThái Lan cũng từng được gọi là Xiêm, đây là tên gọi chính thức của nước này đến ngày 11 tháng 5 năm 1949. Từ "Thái" (ไทย) trong tiếng Thái có nghĩa là "tự do". "Thái" cũng là tên của người Thái – hiện là dân tộc thiểu số có số dân đáng kể ở Trung Quốc, vẫn lấy tên là "Xiêm". Từ "Thái Lan" trong tiếng Việt có xuất xứ từ tiếng Anh Thailand (trong đó land nghĩa là đất nước, xứ sở), và Thailand được dịch từ ประเทศไทย (Prathet Thai) với nghĩa là "nước Thái".

Trong tiếng Thái, tên của Thái Lan là ราชอาณาจักรไทย (Racha Anachakra Thai). Hai chữ ราชา (Racha) và อาณาจักร (Anachakra) thì có gốc từ tiếng Phạn: Racha có nghĩa là "quốc vương", Anachakra có nghĩa là "lãnh thổ". Trong khi đó, ไทย (Thai) là một chữ tiếng Thái có nghĩa là "tự do". Ý của cụm từ Racha Anachakra Thai là "Vương quốc của người tự do". Tiếng Thái còn gọi nước Thái là เมืองไทย (Mương Thai) hay ประเทศไทย (Prathết Thai). Hai chữ Mương và Prathết có cùng nghĩa "nước của người". Nhiều nhà ngôn ngữ học nói chữ เมือง (Mương) là đồng âm nghĩa với chữ "mường" trong tiếng Việt.


Trong tiếng Việt, vương quốc này được gọi là "Thái Lan". Từ này có gốc Hán-Việt và tiếng Anh. Đúng ra thì "Thái Lan" đến từ Thailand trong tiếng Anh nhưng ngày xưa trong tiếng Việt không phiên âm được Thailand và, do đó, phải chế ra một âm để người Việt đọc được. Các nhà Hán học ở Việt Nam dùng hai chữ Hán có cách phát âm gần với từ Thailand như các nhà Hán học ở Đông Á thường dùng: hai chữ này là "Thái Lan" (泰蘭). "Thái" (泰) được dùng để dịch âm Thai hay Tai, và cũng thường được dùng để gọi người Thái; "Lan" (蘭) dùng để dịch âm Land, như trong "Ba Lan" (巴蘭 - Poland), "Ái Nhĩ Lan" (愛爾蘭 - Ireland), v.v.


Ở Trung Quốc, vương quốc này được gọi là "Thái Quốc" (泰國), hay "Thái Vương Quốc" (泰王國). Người Việt trước đây còn gọi Thái Lan là "Xiêm La" (暹羅) và người Thái là "người Xiêm".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét